Điều trị sốt xuất huyết bao lâu sẽ khỏi? Cách chăm sóc và phòng tránh

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho con người. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Vậy điều trị sốt xuất huyết bao lâu? Cách chăm sóc khi người bị bệnh sốt xuất huyết? Thông tin liên quan sẽ được chúng tôi làm rõ trong bài viết này. 

Thời gian ủ bệnh và điều trị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi

Thời gian ủ bệnh và điều trị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Để biết được thời gian điều trị sốt xuất huyết bao lâu thì cần phải biết nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết. Nguyên nhân chính là do virus Dengue với tác nhân lây truyền từ muỗi Aedes mang bệnh. Muỗi Aedes mang bệnh sẽ hút mách của vật chủ bị nhiễm virus Dengue. Sau đó chúng sẽ ủ bệnh trong cơ thể và truyền bệnh đi cho người khỏe mạnh thông qua những vết đốt bởi tuyến nước bọt có chứa virus Dengue.

Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra chủ yếu ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm như là Việt Nam. Bệnh có thể lưu hành quanh năm và có nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh, thậm chí là đại dịch và có những chuyển biến khó lường. 

Thời gian điều trị sốt xuất huyết trong bao lâu?

Thời gian điều trị sốt xuất huyết trong bao lâu?

Điều trị sốt xuất huyết bao lâu sẽ khỏi hoàn toàn?

Tùy theo cơ địa và thể trạng của mỗi người mà thời gian ủ bệnh kéo dài hay ngắn. Thông thường, bệnh sốt xuất huyết thường tiến triển rất nhanh chóng và các triệu chứng trở nên nặng. Nên việc điều trị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi thì còn phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau. 

Giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt là giai đoạn mà người bệnh bắt đầu sốt từ 39-40 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không khỏi. Các triệu chứng đi kèm bao gồm: Đau họng, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, đau đầu, chảy máu chân răng, da xung huyết, buồn nôn, phát ban,....

Đối với các trẻ nhỏ khi bị sốt xuất huyết, triệu chứng thường gặp là sốt đi kèm đau họng và đau bụng. Sau 3 ngày trẻ sẽ hạ sốt, đến ngày thứ 8 trở đi xuất huyết nhẹ biểu hiện rõ như chảy máu mũi, xuất huyết dưới da. Khi được hạ sốt, trẻ có thể nổi ban ở thân mình, sau đó lan dần đến các bộ phận khác. 

Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn nguy hiểm diễn ra từ ngày thứ 3-7 sau khi bị sốt ngày đầu tiên. Người bệnh có thể sốt cao hoặc giảm sốt, khi đó xuất hiện vài trường hợp nhiễm trùng thứ phát có biểu hiện cô đặc máu, hạ tiểu cầu. Trong giai đoạn nguy hiểm, người bệnh có thể đối mặt với những triệu chứng nặng hơn:

  • Xuất hiện ở các nốt xuất huyết hoặc các mảng xuất huyết ở dưới da, thường ở mu bàn chân, lòng bàn tay, bắp chân, mạng sườn và bụng.
  • Tràn dịch phổi như các triệu chứng đau ngực khi đổi tư thế, căng tức ở vùng ngực và khó thở.
  • Tràn dịch ở phần bụng như chướng bụng, bụng phình to.
  • Đau tức vùng dưới sườn, vùng thượng vị do gan phình to làm vật vã, li bì, lạnh chân tay, chướng bụng, tiểu ít,...
  • Bệnh nhân có thể gặp trường hợp nặng hơn khi bị xuất huyết ở phổi, xuất huyết nội tạng, đường tiêu hóa như nôn ra máu, tiểu ra máu, ho ra máu, rong kinh,...

Trong giai đoạn nguy hiểm này, người bệnh cần được chăm sóc, quan sát kỹ các triệu chứng. Nếu có dấu hiệu trở nặng cần đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. 

Giai đoạn hồi phục

Sau khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm từ 1-2 ngày, bệnh nhân sẽ hết sốt, sức khỏe ổn định và các chỉ số xét nghiệm dần trở về mức bình thường. Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn cần được chăm sóc kỹ càng, đúng cách và không được lơ là các triệu chứng bất thường. Mặc dù người bệnh đã có biểu hiện hồi phục nhưng nếu xuất hiện triệu chứng lạ cần đến bệnh viện để thăm khám ngay. 

Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết nhanh khỏi

Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết nhanh khỏi

Cách chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết

Ngoài việc biết thời gian điều trị sốt xuất huyết trong bao lâu thì bạn cần nắm rõ cách chăm sóc người bệnh để thời gian phục hồi diễn ra nhanh hơn. 

Uống thật nhiều nước

Nước là thành phần quan trọng của cơ thể, giúp bạn điều hòa thân nhiệt, chuyển đổi các chất dinh dưỡng và đào thải những chất độc hại ra khỏi cơ thể. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường mất nước do sốt cao, ra mồ hôi nhiều, tiêu chảy, nôn mửa. Vì vậy việc uống nước là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa tình trạng mất nước do sốt xuất huyết. Người bệnh cần uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày hoặc có thể uống thêm nước oresol, nước ép trái cây. 

Bổ sung điện giải

Cơ thể của người bệnh thường mất nước nên cần được bù lại lượng điện giải nhất định cho cơ thể. Vì thế hãy tăng cường cho người bệnh sốt xuất huyết bằng cách bổ sung nước dừa, nước cam, nước chanh hoặc các nước điện giải khác. 

Dùng thuốc giảm sốt, giảm đau

Khi người bệnh sốt trên 38.5 độ C phải hạ sốt theo chỉ định từ bác sĩ, mỗi lần uống cách khoảng 4-6 tiếng. Bạn có thể dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, trẻ em sẽ tính theo cân nặng để cho liều lượng thích hợp. Nếu người bệnh chỉ sốt nhẹ, hãy dùng khăn lau mát cơ thể, đắp khăn ở vùng bẹn và nách để hạ thân nhiệt.

Theo dõi các dấu hiệu cảnh báo

Sốt xuất huyết có thể nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, suy thận,...Vì vậy người bệnh cần được theo dõi, quan sát để phát hiện kịp thời các triệu chứng. Nếu người bệnh có dấu hiệu nôn mửa dai dẳng, đau bụng, chảy máu niêm mạc, khó thở,....cần đưa đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời. 

Sử dụng cửa lưới chống muỗi để ngăn ngừa sốt xuất huyết hiệu quả

Sử dụng cửa lưới chống muỗi để ngăn ngừa sốt xuất huyết hiệu quả

Biện pháp ngăn ngừa sốt xuất huyết hiệu quả

Việt Nam hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và vaccine sốt xuất huyết nên mọi người cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết sau đây:

  • Sử dụng màn chống muỗi: Ngủ mùng được các chuyên gia đánh giá là biện pháp chủ động và hiệu quả để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ. Hãy lựa chọn màn chống muỗi có thiết kế mỏng, nhẹ và có kiểu đan dày để phòng muỗi không thể tiếp cận chúng ta vào buổi tối. 
  • Lắp đặt lưới chống muỗi: Đây là cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Lưới chống muỗi nên lắp đặt ở khu vực cửa sổ, cửa ra vào. Biện pháp này vừa có khả năng ngăn ngừa muỗi hiệu quả mà còn tạo không khí thoáng mát trong phòng và ngăn cản các loài côn trùng khác. 
  • Dọn dẹp vệ sinh thường xuyên: Phá bỏ nơi sinh sản của muỗi gồm việc thu dọn, phá hủy các dụng cụ không dùng đến như (hộp nhựa, lốp xe ô tô, đồ sắt, hộp kim loại,...) xung quanh nhà. Lấp đầy các ổ gà bằng đá hoặc múc cạn nước để hồ luôn khô ráo. Sau đó tiến hành phát quang cây cối xung quanh với mục đích làm giảm nơi sinh sản của loài muỗi đẻ trứng trong các ổ nước, khu vực có bóng râm. 

Với những thông tin vừa chia sẻ trên, Mosfly Window hy vọng đã giúp bạn cung cấp thông tin điều trị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi cũng như điều trị và chăm sóc người bệnh khi bị sốt xuất huyết. Nếu bạn đang cần tìm lưới chống muỗi bền, chất lượng hãy liên hệ với chúng tôi để được báo giá các loại lưới chi tiết nhất.

Đánh giá

Hiện chưa có đánh giá nào

GỬI ĐÁNH GIÁ