Tải catalogue

Bệnh sốt Rift Valley là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Công nghệ khoa học phát triển và hội nhập giao thương ở  mọi nơi trên thế giới. Và việc chúng ta có thể nghe đến tên một số căn bệnh ở các châu lục, lãnh thổ khác như bệnh sốt Rift Valley. Với sự hội nhập giao thương nhanh chóng thì những căn bệnh này rất dễ lây lan nhanh và có thể hình thành dịch và đại dịch. Vậy bệnh sốt Rift Valley là gì? Bệnh này có triệu chứng và cách điều trị ra sao. Hãy cùng Mosfly Window tìm hiểu về bệnh sốt Rift Valley trong bài viết này để biết cách phòng ngừa nhé !

Rift valley fever virus, 3D illustration. An RNA virus of Bunyaviridae family, transmitted from infected animals, by mosquito bite, by air, the causative agent of Rift valley fever

Bệnh sốt Rift Valley là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Tìm hiểu về bệnh sốt Rift Valley

Sốt Rift Valley được dịch bởi chữ tiếng Anh “Rift Valley Fever” và viết tắt là RVF. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm có khả năng gây bệnh cho con người và động vật. Bệnh có thể lây lan với tỷ lệ mắc và tử vong cao ở cả người và động vật, gây thiệt hại tính mạng và kinh tế rất nghiêm trọng ở các vùng lãnh thổ và các quốc gia bị dịch bệnh này. Bệnh này do virus gây ra, khi đang điều tra một ổ dịch của loài cừu ở một trang trại chăn nuôi tại thung lũng Rift thuộc Kenya năm 1930, lần đầu tiên những nhà khoa học phân lập được chủng loại virus này. Từ đó, tại Ai Cập vào năm 1977, 1978, 1993 và năm 1987 ở Mauritania cũng phát hiện một số ổ dịch. Tại vùng Bắc Phi và sa mạc Sahara, somalia và Kenya cũng xuất hiện nhiều ổ dịch vào năm 1997-1998. Tháng 10/2000, lần đầu tiên lục địa châu Phi có dịch bệnh, những ổ dịch xuất hiện tại Yemen và Saudi Arabia tạo ra mối lo ngại về việc lây lan dịch bệnh sang những châu lục khác. Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, cũng đã có các khuyến cáo cho các quốc gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tình hình dịch bệnh Sốt Rift Valley. Đây là dịch bệnh bắt nguồn từ châu Phi và có nguy cơ tử vong cao, có thể xâm nhập vào nội địa của nhiều vùng lãnh thổ khác nếu không được kiểm soát kỹ lưỡng. Năm 2007 ở Kenya đã xảy ra dịch bệnh khiến cho 82 người tử vong và 220 người nhiễm bệnh.

Tìm hiểu về bệnh sốt Rift Valley

Nguyên nhân gây bệnh sốt Rift Valley

Virus gây bệnh Sốt Rift Valley là loại Phlebovirus, là loài thuộc họ Bunyaviridae. Virus này có thể sống được vài tháng ở nhiệt độ4độ C, 120 phút trong huyết thanh được đun ở 56 độ C, 6 tháng trong phenol 0,5% ở 4 độ C, chúng có tính chất kháng môi trường kiềm nhưng lại dễ bị tiêu diệt trong môi trường với độ pH dưới 6,8. Virus cũng bị tiêu diệt bởi những hoá chất như chloroform, ether và chất sát trùng như calcium hypochlorite hoặc sodium. Nó có thể sống sót ở  trong chất bài tiết và đối với chất bài tiết bị khô nó gia tăng phát triển trong một vài loài chân đốt.

Có nhiều loài động vật là vật chủ cũng có thể bị nhiễm bệnh. Những loại gia súc như cừu, trâu, bò, lạc đà một bướu, dê, một số loài gặm nhấm … đều có khả năng bị nhiễm bệnh, trong đó cừu là loài bị mẫn cảm nhất. Các giống gia súc ngoại lai có thể nhiễm bệnh ở mức nghiêm trọng hơn so với gia súc ở địa phương. Tuổi của gia súc cũng có ảnh hưởng đến mức độ bệnh, thống kê ghi nhận rằng có hơn 90% cừu non bị bệnh có thể bị chết trong khi đó với cừu trưởng thành thì chỉ dưới 10%. Gần 100% con cừu cái có thai sẽ bị sảy thai nếu bị bệnh, đây thường là dấu hiệu đầu tiên cho một đợt dịch bệnh đối với gia súc.

Muỗi bị nhiễm Phlebovirus chính là trung gian truyền bệnh của bệnh Sốt Rift Valley khi đốt máu người và gây ra bệnh. Có rất nhiều loài muỗi khác nhau như Anopheles, Culex, Aedes, Eretmapodites, Mansonia … có thể là trung gian truyền bệnh. Do đó nguy cơ dịch bệnh xuất hiện ở các khu vực có mặt của những loài muỗi này khá phổ biến. Đặc biệt muỗi Aedes có thể nhiễm virus do đốt máu những gia súc bị bệnh, sau đó nó có thể truyền nhiễm virus qua trứng và trứng của loài muỗi này có khả năng tồn tại nhiều năm trong điều kiện thời tiết khô ráo, khi đến mùa mưa sẽ nở thành muỗi con có mang mầm bệnh. Chính vì vậy, virus có thể tồn tại rất lâu trong tự nhiên và gây khó khăn cho quá trình loại trừ nguồn lây bệnh.

Ngoài ra, virus có thể thâm nhập vào cơ thể người để gây bệnh thông qua những vết thương hở nếu người đó tiếp xúc trực tiếp với gia súc hoặc sản phẩm của gia súc nhiễm bệnh như máu, thịt, dịch thể hay nội tạng … hoặc uống sữa tươi có nhiễm bệnh chưa tiệt trùng hoặc hít phải mầm bệnh virus bay lơ lửng trong không khí.

Nguyên nhân gây bệnh sốt Rift Valley

Triệu chứng của sốt Rift Valley

Thời gian ủ bệnh của gia súc từ 1 đến 6 ngày. Thời gian ủ bệnh ở người thường sẽ từ 2 đến 6 ngày, khi khởi phát bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như bệnh cúm với những biểu hiện như đau đầu, sốt đột ngột, đau cơ và đau lưng. Một số bệnh nhân có triệu chứng nôn, cứng cổ, sợ ánh sáng. Đối với các bệnh nhân này, ở giai đoạn đầu có thể bị nhầm lẫn với căn bệnh viêm màng não. Các triệu chứng bệnh sẽ hết sau 4 đến 7 ngày, sau đó lượng kháng thể sẽ tăng cao trong máu và không còn mầm bệnh virus trong máu.

Biến chứng của bệnh này thường là gây hoại tử ở gan, có điểm hoại tử có màu trắng và đường kính khoảng 1mm. Gan mất màu, sưng phồng và có điểm xuất huyết. Gan của thai bị sảy sẽ có màu vàng nâu, màng ối xuất huyết từng mảng hoặc từng điểm, da xuất huyết diện rộng. Những hạch lympho bị xuất huyết, sưng, thuỷ thũng hoặc hoại tử. Thận và túi mật bị sưng, xuất huyết, ruột cũng bị xuất huyết, đôi khi xuất hiện triệu chứng vàng da.

Triệu chứng của sốt Rift Valley

Điều trị sốt Rift Valley

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị cho bệnh Sốt Rift Valley. Đối với các trường hợp bệnh nặng, chungs ta có thể áp dụng những phác đồ điều trị triệu chứng và cả biến chứng. Do chưa có thuốc điều trị đối với bệnh này nên vấn đề vệ sinh phòng ngừa bệnh và diệt muỗi lây truyền bệnh vẫn là các biện pháp hữu hiệu. Nếu có điều kiện bạn nên tiêm phòng vaccine cho gia súc.

Điều trị sốt Rift Valley

Cách phòng bệnh Rift Valley

Việt Nam cũng như các nước trong khu vực châu Á chưa từng phát hiện ra một trường hợp nào mắc bệnh Sốt Rift Valley. Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo tại châu Phi đang có dịch bệnh Rift Valley lưu hành và rất nguy hiểm vì nó có thể lây lan từ động vật nhiễm mầm bệnh virus và loài  muỗi mang virus truyền bệnh cho con người. Bộ Y Tế, Cục Y tế Dự phòng và Môi trường, đã có văn bản chỉ đạo những trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tăng cường việc giám sát chặt chẽ bệnh Sốt Rift Valley. Trước đây, Bộ Y tế yêu cầu phải kiểm dịch biên giới với 3 loại bệnh là bệnh sốt vàng da, tả và dịch hạch nhưng sau khi Việt Nam tham gia vào hệ thống kiểm dịch y tế quốc tế, chúng ta  đã bổ sung thêm một số dịch bệnh bắt buộc phải kiểm soát, trong đó có bệnh Sốt  Rift Valley.

Việc giám sát và kiểm soát bệnh Sốt Rift Valley cần được thực hiện ở các sân bay và những bến cảng quốc tế nhằm chủ động khống chế mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào nội địa. Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế cần phải tiến hành đo thân nhiệt cho toàn bộ khách du lịch hoặc khách ngoại giao đến từ những quốc gia có dịch bệnh đang lưu hành qua cửa khẩu của sân bay hoặc cảng biển. Nếu phát hiện du khách nhập cảnh có dấu hiệu khả nghi, phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan y tế dự phòng hoặc thông báo cho bệnh viện chức năng có liên quan biết để được hỗ trợ. Đồng thời cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra khách nước ngoài đi từ khu vực có ổ dịch qua những bến cảng, đặc biệt là các khách đến từ châu Phi và các vùng lãnh thổ, quốc gia có dịch bệnh lưu hành. Ngoài ra, ngành y tế cũng cần phối hợp với những lực lượng công an, hải quan, hàng không, y tế hàng không để kịp thời có hướng giải quyết nhanh những trường hợp khả nghi mắc bệnh đi qua các cửa khẩu sân bay quốc tế. Việc cảnh báo bệnh Sốt Rift Valley xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam cũng là một vấn đề cần quan tâm theo sự khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam.

Cách phòng bệnh Rift Valley

Kết luận

Trên đây là các thông tin về căn bệnh sốt thung lũng Rift hay bệnh sốt Rift Valley. Đây là bệnh rất hiếm gặp và có các yếu tố dịch tễ rõ ràng, cho nên bạn cần cẩn trọng khi tiếp xúc với các động vật hoặc sản phẩm của chúng. Nhất là những sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực nguồn dịch hay nguồn gốc không rõ ràng. Hãy cẩn thận phòng bệnh để đảm bảo sức khoẻ cho bạn và người thân nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *