Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên còn rất nhiều người vẫn chưa biết vòng đời của muỗi vằn phát triển như nào, dẫn đến nhiều khó khăn trong phòng chống. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về vòng đời của muỗi cũng như các biện pháp phòng chống muỗi hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà nhé!
Vòng đời của muỗi vằn trải qua mấy giai đoạn?
Vòng đời của muỗi vằn
Vòng đời của muỗi vằn chỉ có 4 giai đoạn: Trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.
Giai đoạn trứng
Muỗi vằn cái sau khi hút máu sẽ đẻ trứng từ 100 – 200 trứng, rải rác ở nơi ẩm ướt, có khả năng ngập nước như xô, chậu, lốp xe,…Trung bình mỗi lần như vậy sẽ đẻ khoảng 5 lần.
Trứng mới đẻ màu trắng, sau đó chuyển sang đen bóng. Nếu thời tiết ấm áp thì trứng nở nhanh trong 2 ngày hoặc 1 tuần đối với thời tiết se lạnh. Nếu không gặp nước, trứng có thể mất hơn 1 năm mới nở
Phát triển thành ấu trùng
Ấu trùng muỗi hay còn gọi là lăng quăng, sống trên bề mặt nước. Lăng quăng trải qua 4 lần lột xác để phát triển, mỗi lần thay kích thước sẽ lớn hơn và lần thay da thứ 4 sẽ trở thành nhộng.
Đa số ấu trùng đều có ống siphon ở cuối phần đuôi và treo lộn ngược từ mặt nước để hấp thụ khí oxy. Tuy nhiên với muỗi Anophen, ấu trùng không có ống thở nên chúng sẽ nằm song song trên mặt nước để hấp thụ lượng oxy thông qua các lỗ trên da.
Sơ đồ về vòng đời của muỗi vằn
Giai đoạn nhộng
Nhộng nằm ở giai đoạn thứ 3 trong vòng đời của muỗi vằn. Nhộng có hình dạng bầu dục, không di chuyển và không ăn. Sau 1-2 ngày, nhộng sẽ lột xác lần cuối, muỗi trưởng thành chui ra khỏi nhộng. Khi phát triển đủ các bộ phận trên cơ thể, muỗi sẽ phá bỏ lớp da và nuốt không khí để mở rộng khoang bụng, cánh và đầu.
Muỗi trưởng thành
Muỗi vằn trưởng thành có thân hình đen trắng sọc vằn, 4 chân dài và 1 đôi cánh. Lúc này muỗi vằn sẽ tìm kiếm bạn để giao phối và khi giao phối xong chúng sẽ tìm đến máu người và động vật để nuôi trứng.
Muỗi cái cần hút máu để đẻ trứng, thường đốt người vào sáng sớm hoặc chiều tối. Vòng đời của muỗi vằn còn tùy thuộc vào giống đực hay cái. Muỗi đực có thể sống từ 9 -12 ngày và muỗi cái khoảng 20 – 40 ngày. Muỗi vằn là tác nhân chính truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt rét,…
Cách diệt và ngăn muỗi mọi giai đoạn
Dọn sạch các khu vực nước đọng
Loại bỏ các vật dụng phế thải, phế liệu có thể chứa nước đọng như chai lọ, lốp xe, đồ chơi cũ,… Vệ sinh cống rãnh, mương thoát nước thường xuyên để tránh nước ứ đọng. Thay nước trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt như chum, vại, bể nước ít nhất 1 tuần/lần.
Phát quang bụi rậm, cây cỏ
Cắt tỉa cây cối xung quanh nhà, loại bỏ những cành lá rậm rạp tạo môi trường cho muỗi sinh sản. Dọn dẹp rác thải, vật dụng phế liệu trong sân vườn, nhà cửa và giữ cho nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.
Biện pháp phòng tránh muỗi vằn đơn giản tại nhà
Dùng thuốc xịt muỗi
Sử dụng các loại thuốc xịt muỗi được Bộ Y tế cấp phép, an toàn cho sức khỏe. Xịt thuốc muỗi định kỳ 2-4 tuần/lần, đặc biệt là vào mùa muỗi sinh sản.
Bôi kem chống muỗi
Sử dụng các loại kem chống muỗi có chứa DEET, Picaridin hoặc IR3535. Bôi kem chống muỗi lên da trước khi ra ngoài nhà nhất là vào buổi sáng sớm và chiều tối. Thoa kem chống muỗi cho trẻ em theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Mặc quần áo dài tay
Muỗi thường đốt vào da hở, khi mặc quần áo dài tay sẽ che chắn da, khiến muỗi khó tiếp cận và đốt hơn. Sử dụng vớ dài hoặc mang mũ, nón để muỗi khó khăn trong việc đâm xuyên hút máu người
Lắp đặt cửa lưới chống muỗi
Ngoài những cách diệt và ngăn muỗi trên, bạn có thể lắp đặt cửa lưới chống muỗi, đây là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất mà nhiều gia đình ưa chuộng nhất hiện nay. Cửa lưới chống muỗi được làm từ vật liệu an toàn, không độc hại, có khả năng ngăn chặn hoàn toàn muỗi, côn trùng bay vào nhà.
Cửa lưới chống muỗi sẽ thay thế hiệu quả cho việc sử dụng thuốc xịt muỗi độc hại, góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Ngoài ra cửa lưới có nhiều mẫu mã và màu sắc đa dạng nên rất phù hợp với mọi không gian nội thất, góp phần tô điểm cho ngôi nhà thêm sang trọng và hiện đại.
Mosfly Window- Đơn vị lắp đặt cửa lưới chống muỗi uy tín
Hiểu rõ về vòng đời của muỗi vằn là bước đầu tiên để chúng ta có những biện pháp phòng chống hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức về loài muỗi nguy hiểm và biết các biện pháp đuổi và diệt muỗi đơn giản, hiệu quả tại nhà.