Cửa lưới chống muỗi ban công sự lựa chọn hoàn hảo bảo vệ gia đình bạn

Ban công là một không gian phụ của căn nhà, chúng mang đến sự thông thoáng cho căn nhà thông qua việc đón gió đón nắng. Ngoài ra ban công thường được trồng một số loại cây cảnh hoặc thiết kế ban công hướng ra các khu vực có cây cối mát mẻ. Điều này vô tình khiến cho ban công trở thành cánh cửa cho muỗi và các loại côn trùng xâm nhập.  Vậy làm cách nào để ngăn chặn côn trùng và từ ban công ? Cùng Mosfly Window tìm hiểu về phương pháp sử dụng cửa lưới chống muỗi ban công trong bài viết này nhé !

Cua-luoi-chong-muoi-ban-cong-1

Cửa lưới chống muỗi ban công sự lựa chọn hoàn hảo bảo vệ gia đình bạn

Khi nào lắp đặt cửa lưới chống muỗi ban công

Khi khu vực ban công nhà bạn có nhiều cây cối hoặc tiếp giáp với nhiều loại cây cối thu hút côn trùng thì điều bạn cần quan tâm lúc này đó chính là ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng. Chính vì vậy bạn nên lắp đặt cửa lưới ban công chống muỗi. 

Với các gia đình có con nhỏ thì việc lắp đặt cửa lưới chống muỗi không những bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ mà lại còn đảm bảo an toàn khi vui chơi. Bởi vì, trẻ em thường có xu hướng di chuyển, chạy nhảy ra khu vực ban công cho nên khi có cửa lưới chống muỗi ban bạn sẽ không cần phải lo lắng về các mối nguy hiểm này. Ngoài ra, cửa lưới chống muỗi còn giúp bảo vệ các vật nuôi không bị rơi từ trên cao. Đồng thời các vật dụng bên trong cũng được bảo vệ một cách tốt nhất.

Với rất nhiều lợi ích tuyệt vời kể trên, bạn nên chọn lắp đặt ngay cửa lưới chống muỗi ban công cho nhà của bạn. Đây chính là giải pháp vừa an toàn, đảm bảo không có côn trùng xâm nhập và mang lại sự thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Cua-luoi-chong-muoi-ban-cong-2

Khi nào lắp đặt cửa lưới chống muỗi ban công

Tác dụng cửa lưới chống muỗi ban công

Thật là đáng lo ngại khi muỗi và côn trùng thường xuyên xâm nhập vào trong không gian sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia đình bạn. Điều này không những gây ra khó chịu mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với các gia đình có nhiều trẻ em. Chính vì vậy mà việc sử dụng cửa lưới chống muỗi ban công là vô cùng cần thiết. 

Việc sử dụng cửa lưới chống muỗi ban công mang lại sự sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, người ta còn thường gọi cửa lưới chống muỗi ban công với cái tên là cửa lưới chống muỗi chống trộm. Bởi vì chúng có thể mang lại sự an toàn cho bạn và gia đình, bảo vệ gia đình bạn khỏi sự nguy hiểm của kẻ trộm. 

Chúng còn có một tính năng tuyệt vời mà không phải khách hàng nào cũng biết. Đó chính là ngăn chặn được những tia cực tím cũng như ngăn chặn ánh nắng gay gắt vào căn hộ, căn nhà của bạn. Cửa lưới chống muỗi ban công cũng vô cùng thân thiện với môi trường và hoàn toàn vô hại, không gây nguy hại đối với sức khỏe con người bởi nó sử dụng những chất liệu an toàn, cũng như không sử dụng các loại hóa chất diệt muỗi.

Cua-luoi-chong-muoi-ban-cong-3

Tác dụng cửa lưới chống muỗi ban công

Các loại cửa lưới chống muỗi ban công ưa chuộng hiện nay

 

  • Cửa lưới lùa

 

Cửa lưới chống muỗi ban công dạng lùa là loại cửa lưới có thể di chuyển được, nó hoạt động nhờ vào phần khung gỗ/nhôm và khung trượt là chính. Khi bạn cần đóng hoặc mở chỉ cần đẩy phần khung cửa lưới trượt trên bộ phận ray là được. Cửa lưới chống muỗi ban công dạng cửa lùa thường được dùng để tăng tính thẩm mỹ, tạo điểm thêm  nhấn cho ban công cũng như cho ngôi nhà của bạn. 

Tùy vào diện tích của khu vực ban công mà bạn có thể chọn dạng cửa lùa 2 cánh hay 4 cánh. Thông thường loại cửa lưới này sẽ được làm với lưới inox 304, khung nhôm cứng hoặc gỗ và có ray phía dưới.

 

  • Cửa lưới tự cuốn

 

Loại cửa lưới chống muỗi ban công dạng tự cuốn này được thiết kế theo kiểu dễ dàng hạ xuống hoặc kéo lên. Tác dụng của chúng là giúp chúng ta chống muỗi và côn trùng bay vào nhà, sử dụng được cho ban công và cho nhiều khu vực khác. Cấu tạo của hệ cửa lưới chống muỗi, côn trùng dạng tự cuốn gồm có thanh ray nhôm, lưới thuỷ tinh, thanh ray kéo lưới,….

 

  • Cửa lưới cố định

 

Cửa lưới chống muỗi ban công dạng cố định được khá nhiều khách hàng ưa chuộng lựa chọn sử dụng cho khu vực ban công. Thay vì kéo lên xuống hay sang ngang thì loại cửa này được lắp đặt hoàn toàn cố định. 

Trong đó, khung cửa thường sẽ được làm bằng sắt hoặc chất liệu nhôm cao cấp, phần lưới là sợi thuỷ tinh inox hoặc nhựa PP. Sản phẩm này có khả năng chịu được các tác động từ bên ngoài, chịu được gió và ngăn côn trùng xâm nhập tốt nhất.

Cua-luoi-chong-muoi-ban-cong-4

Các loại cửa lưới chống muỗi ban công ưa chuộng hiện nay

Kinh nghiệm lắp đặt cửa lưới ban công

Khi lắp đặt cửa lưới chống muỗi ban công bạn cần lưu ý theo các yếu tố sau:

  • Loại cửa: ban công của mỗi ngôi nhà sẽ khác nhau về thiết kế và kích thước cho nên bạn cần tiến hành đo đạc kích thước để chọn được kích thước phù hợp. Lựa chọn loại cửa phù hợp với nhu cầu và kích thước của ban công để dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
  • Màu sắc: Việc lựa chọn màu sắc của cửa lưới sẽ tuỳ thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên bạn nên chọn các màu sắc phù hợp với tone màu chủ đạo của ngôi nhà của bạn. Điều này sẽ mang lại sự thẩm mỹ cao cho không gian ban công và cả ngôi nhà của bạn. 
  • Chất liệu: lựa chọn các loại chất liệu phù hợp để có thể sử dụng được lâu dài và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay việc sinh hoạt của gia đình. 
  • Giá cả: giá cả là một yếu tố mà bạn cần chú ý khi lắp đặt cửa lưới chống muỗi ban công. Nên cân đối tài chính để lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền. Tuy nhiên bạn cũng đừng ham rẻ để nhận lại các sản phẩm kém chất lượng nhé. 

Cua-luoi-chong-muoi-ban-cong-5

Kinh nghiệm lắp đặt cửa lưới ban công

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng đã biết được tác dụng khi lắp đặt cửa lưới chống muỗi ban công và có những loại cửa lưới nào rồi. Hy vọng với những thông tin mà Mosfly Window chia sẻ sẽ giúp cho bạn chọn được loại cửa lưới phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Và nếu bạn đang cần tìm một đơn vị cung cấp sản phẩm cửa lưới đa dạng, chất lượng và uy tín thì Mosfly Window chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn !

Đánh giá

Hiện chưa có đánh giá nào

GỬI ĐÁNH GIÁ